Phương pháp nuôi gà chiến của hắc thiên kê

Nuôi gà đá | by đá gà trực tiếp

✚ Đăng ký 6686 ✍ Đăng nhập 6686

Phương pháp nuôi gà chiến của hắc thiên kê, đây là một blog chia sẻ về gà chiến. Và dưới đây là chia sẻ của tác giả tôi chỉ là người mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm của chính tác giả thôi. Nếu bạn muốn tìm hiểu các nuôi gà chiến của tác giả “Hắc Thiên Kê” mời tham khảo bài viết đá gà trực tiếp dưới đây

Những năm trước đây htk cũng đã từng được sở hữu một số những chiến kê cũng có thể gọi là khá hay đầu tiên phải kể đến một em cú mây chân vàng một con gà có đôi chân oan nghiệt, thứ hai là một con tía mật chân xanh thiên lý con gà này cũng ăn được hai độ cỏ rồi còn một số khác nữa mà kể ra thì khá là dài dòng văn tự.

Những con gà này không phải htk kể ra để khoe thành tích mà ngược lại bọn chúng đều bị htk làm hỏng, giá như những con gà này rơi vào tay những bậc lão luyện hoặc là chính htk vào thời điểm hiện tại thì chắc hẳn đã không phải ấm ức nơi chín suối…

Cái lẽ đời nó thế cứ qua rồi mới tiếc mới trách bản thân tai sao ngu dốt thật ra gọi ngu dốt cũng không hẳn mà gọi là không có kinh nghiệm cũng chẳng đúng vì lúc ấy nuôi gà cứ làm là làm chứ nào có biết cái gì đúng cái gì sai, ở đời cái gì cũng vậy cứ phải nếm trải nó rồi thời gian sẽ khiến con người ta cứng cáp hơn, khôn ngoan hơn, ma lanh hơn.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu giả sử như bạn chưa từng lái xe ô tô chẳng hạn
Thời gian đầu có thể bạn phải căng mắt nhíu mày mới có thể đi từ công ty về tới nha nhưng chỉ hai tháng sau bạn có thể vừa cầm vô lăng vừa nhắn tin và đôi mắt thì đang hướng về phía mấy cô em cưỡi lyberty mặc quần 5cm và khoác trên mình bộ cánh xuyên thấu .

Qua ví dụ cũng có đôi chút hài hước vừa rồi htk muôn các bạn hiểu cái gì cũng cần phải có thời gian thì mới có kinh nghiệm, điều này đúng trên mọi lĩnh vực.

Trong môn gà chọi cũng vậy thậm trí bạn còn mất nhiều thời gian hơn cả, là một năm là hai năm, ba năm, thậm trí là cả đời nhiều người vẫn không giỏi lên được tất nhiên điều này con phụ thuộc vào tố chất của từng con người.

Chính vì vậy hôm nay htk xin mạn phép được giúp các bạn rút ngắn khoản thời gian kia lại đó cũng chính là những gì mà htk học được rồi chải nghiệm qua thực tế rồi đúc kết lại thành câu chữ.

Như tiêu đề của bài viết đã nêu đó chính là phương pháp nuôi gà chiến và làm sao để những chú gà chiến của ta khi ra trận có thể sánh ngang hoặc vượt trội hơn đối thủ về thể lực thì mới mong giành được phần thắng về mình đương nhiên là còn phải nhờ vào nhiều yếu tố khác nữa…

Phần I: NUÔI GÀ TRONG THỜI KÌ VẦN VỖ TỪ LÚC GÀ ĐƯỢC 8 THÁNG TUỔI


Các cao thủ võ lâm thời xưa thì thường phải đợi đến khi con gà cứng cái mới bắt đầu vần vỗ tức là theo quan niệm xưa của các cụ nhà ta là gà phải khô kiệt lông lá và ít nhất phải trên 10 tháng tuổi mới đủ điều kiện để vần vỗ nhưng thời nay khoa học tiên tiến đã chứng minh điêu đó là không hoàn toán đúng. Nó cũng có cái lợi nhưng suy cho cùng thì con người thời nay họ sống gấp nên để mà phải đợi 10 tháng -12 tháng nuôi mỏi mòn mới được vần thì quả thật rất ít người làm được. Htk cũng đã kiểm nghiệm và chứng minh một con gà bắt đầu lúc 8 tháng tuổi bắt đầu vào chế độ luyện tập và một con gà cùng đàn cả hai đều có những tố chất như nhau kết quả hai tháng sau tập luyện.

Con gà được tập luyện sớm hạ con gà nuôi cho cứng cáp mà không tập luyện gì chỉ trong vòng 10 phút là đã không còn gì thực tế htk cũng đã thử với nhiều con gà cứng tháng hơn nhưng chưa vần vỗ thì tất cả đều không chịu được quá hai hồ mà con gà của htk thì vẫn khoẻ như voi. Mà ở đây con gà của htk cũng chỉ ở mức trung bình + nhưng với thể lực vượt trội hơn nên đã lấn át được khá nhiều đối thủ, vì có câu ‘ gà chọi nhất lực nhì tài ‘ câu nói này người xưa truyền dạy là mãi mãi chuẩn không cần chỉnh.

Vậy thì cách nuôi dưỡng gà tơ từ lúc 8 tháng tuổi ntn, tại sao lại không phải là 7 tháng hay 6 tháng thì câu trả lời ở đây là khi con gà đạt ngưỡng 8 tháng tuổi là lúc tính tình của một con gà trưởng thành đang dần dần lộ rõ vì vậy đây chính là lúc thích hợp hơn cả để ta bắt đầu uốn nắn con gà theo ý mình để huấn luyện làm sao cho con gà bền bỉ nhất lì lợm nhất

Các bạn nên nhớ răng có lực mới sinh ra lối ra đòn và sinh ra cả độ lỳ lợm nữa
Các bạn có lẽ đã hiểu có lực thì sinh ra lối ra đòn nhưng tại sao lại cả độ lỳ lợm???

Câu trả lời có thể hiểu một cách đơn giản thể lực khoẻ –>cơ bắp răn chắc –> đòn đánh vào cơ ghánh nhiều hơn vì thế nên xương cũng đỡ đau hơn.

Còn thể lực yếu dù con gà của bạn có lỳ cỡ mấy một đòn so với sức chịu đựng của da thịt là quá tải –> chạy là điều tất yếu

Lấy thể lực làm căn bản nên vì thế chúng ta phải đào tạo từ khi con gà còn non nớt để tới độ tuổi chín mùi nó sẽ trở nên mạnh mẽ và không phải ngao ngán trước bất kỳ đối thủ nào. Lúc này con gà 8 tháng của bạn có thể là đang hoàn thiện nốt những cái lông đánh cuối cùng (đúc nhỡ vụ thì không nhé) đây cũng là lúc bao nhiêu tâm huyết sắp được đáp trả lại cho ông chủ thân yêu. Bằng những trận đánh vang trời nhưng hãy khoan mơ về vinh quang lúc này điều cần làm là ta cần phải nhốt riêng rẽ từng chiến kê tương lại vào trong những chuồng mà ta chuẩn bị sẵn.

Yêu cầu chuồng trại dành cho gà chiến thì bạn có thể làm chuồng hình vuông hay chữ nhật thì tuỳ ý nhưng theo htk thì chúng ta nên làm chuông hình chữ nhật và mặt phẳng lớn nhất trong hình chữ nhật. Chính là cửa chuồng luôn và phải đảm bảo chiều dài thấp nhất là một mét chiều cao thì tầm 1m2 -1m4 là hợp lý con chiều rông thì tầm 80cm – 1m vì nên nhớ loài gà chúng thường di chuyển qua lại từ phải sang trái và ngược lại và luôn đi theo hướng có ánh sáng vì vậy chuồng gà chiến nên có hình chữ nhật là hợp lý.

Ngoài ra con phải đảm bảo một số yếu tố về nền chuồng thì phải là nền cát dày khoảng 10cm và cứ định kỳ 6 tháng nên thay cát một lần để phòng các bệnh về hô hấp và các bệnh về đường ruột ở gà

Chuồng gà quay về hương đông – nam là tốt nhất và chuồng phải có bạt che vào ban đêm để gà không bị muỗi đốt và không bị lũ chuột mò vào ăn vụng và làm lây bệnh cho gà chiến

Trong chuồng phải bố trí nước uống được để trong ca to loại 4-5 lít và có nắp đậy (tại sao cần đậy nắp thì phần sau các bạn sẽ hiểu)

PHẦN II: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Chế độ ăn chuẩn mực cho gà chọi, gà đòn Ở gà chiến loại thức ăn chính là thóc lúa loại này là không thể thay thế vì sao thì có lẽ không cần giải thích các bạn cũng hiểu phải không, gà ăn thóc như người ăn cơm vậy. Người ăn cơm với thức ăn là thịt là cá bạn nào con nhà giàu thì ăn những loại thịt loại cá đắt tiền như trâu bò lơn mường lợn mán con nhà như nhà htk nghèo thì ăn thịt lợn tên lửa. Con gà cũng vậy nó cũng phải ăn thêm thịt và cá ( cá thì chỉ ăn lúc bé thôi nhé vào chế độ chiến thì cá là cấm tuyệt) để bổ xung cho cơ thể.

Nhà bạn có điều kiện thì có thể cho ăn thịt bò thịt trâu thịt chó… Còn không có điều kiện thì thịt lợn cũng ok.

Ngoài ra cần phải bổ xung can xi từ cua và châu chấu.

Khoa học đã chứng minh ở loài trâu trấu đặc biệt là châu chấu tre loại mà bán ở chợ đấy có chứa hàm lượng protein cao hơn cả thịt canxi nhiều như ở cua nhưng với châu chấu thì cần phải biết cách chế biến nếu không gà của bạn sẽ bị sán.

Trên đây là một số loại thực phẩm bổ xung cho chiên kê và những loại này cũng khá sẵn và dễ mua.

Nhưng vấn đề quan trọng ở đây là cho gà ăn những loại này như thế nào là đủ là hợp lý thì câu trả lời là.

Nếu các bạn cho ăn tươi thì cứ trong một tuần gà chiến của bạn ngày nào cũng có thể ăn vài ba con châu chấu đã qua chế biến.

Với thịt vào mùa hè gà của b nên ăn những loại thịt bò thịt trâu thịt lợn.

Một tuần ăn hai bữa thôi nhé mỗi bữa chỉ hai miếng nhỏ bằng nửa cái bcs (bao cao su) là ok.

Vào mùa đông thì nên thay bằng thịt chó vì thịt chó có tính nóng và chứa hàm lượng đạm cực cao nên chỉ hợp ăn vào mùa đông nhé, vào mùa đông thời tiết lạnh mà loài gà là loài có thân nhiệt cao nên sẽ dễ bị cảm lạnh vì thế nên trong mùa đông thịt chó giúp gà ổn đinh thân nhiệt vì thế nên gà của bạn sẽ rất xung mãn.

Cách chế biến châu chấu: vì trong bụng châu chấu có chứa nhiều sán và trứng sán nên nếu bạn cho gà ăn châu chấu tươi sẽ rất dễ làm gà của bạn mắc bệnh giun sán mà đã bị sán thì gà của bạn sẽ dần dần bị tụt lực hấp thụ thức ăn kém dẫn đên thể lực bị ảnh hưởng nặng nề.

Các bạn có thể mua vài kg châu chấu về đun nước xôi trần qua chấu chấu cho thêm vài hạt muối trần khoảng 15p là ok rồi sau đó để ráo nước cất trong ngăn đá tủ lạnh cho gà an dần cách này có thể bảo quản châu chấu đến 3 tháng. Mỗi lần cho ăn bạn lấy ra một lượng vừa đủ cho số gà của bạn ăn trong một tuần rồi sau đó lại trần qua nước ấm sau đó rang lên khi nài châu chấu mầu vàng ngô cháy là được cho ăn không hết thì cho vào ngăn mát tủ lạnh lạnh. Làm như vậy mới có thể giết chết con sán và trứng sán trong bụng châu chấu.

Lưu ý với châu chấu có thể ăn quanh năm được nhưng đối với thịt thì trước khi đi vần hoặc đi đá 4-6 ngày thì không được cho ăn thịt nữa vì giáp đến ngày đánh nhau mà cho gà ăn thịt thì sẽ dễ bị tiêu chảy khi gà vận động mạnh.

Nếu bạn nào đã từng nuôi qua chim cảnh thì có thể làm như HTK tức là làm khô thực phẩm rồi cho ăn dần cách này bảo quản được rất lâu mà gà ăn hàng ngày được

Đỡ phải mỗi lần cho gà ăn lại phải lỉnh kỉnh ra chợ mua về chế biến mỗi lần như vậy là rất mệt.

  • Công thức làm khô thức ăn cho gà chiến
  • Nguyên liệu
  • Ngô bột loại mịn 40%
  • Bột đậu tương khô 20%
  • Bột lạc 5%
  • Thịt chó 12%+3%gan chó loại này gà ăn cực sung luôn( mua ngoài chợ rùi bảo người ta nghiền ra hộ nhé)
  • Châu chấu 10% (cũng xay bột ra nhé)
  • Cua đồng 10% (cũng xay nát)
  • Cho tất cả vào nồi rồi chộn đều cho thêm ít nước sao cho hỗn hợp không được quá nát sẽ khó làm thành viên cám mà khô quá thì không dính lại với nhau được
  • Sau đấy có thể mang ra quán chim cảnh nhờ người ta ép viên cho rồi mang về nhà sấy khô
  • Có nhiều phương pháp sấy như rang hoặc cho vào lò vi sóng lò nướng…

Lưư ý không nên sấy với nhiệt độ cao quá sẽ dễ làm mất chất nhiệt độ lý tưởng là khoảng 70 độ C

Khi thức ăn gần khô các bạn có thể hoà vitamin và men tiêu hoá vào nước rồi phun đều lên bề mặt thức ăn sấy tiếp khi nào khô thì thôi (phun vitamin vào thời điểm cám gần khô sẽ giúp vitamin k bị phân huỷ)

Lưu ý loại thức ăn trên đây là thức ăn bổ xung và không thể thay thế thức ăn hàng ngày là thóc
Vì vậy với công thức trên mỗi bữa chỉ cho hai thìa cafe trộn lẫn vào thóc là đủ.
Với công thức này htk cũng đã thu được một số những thành công nhất định gà ăn vào phân rất đẹp nhanh hồi phục sau mỗi trận đánh và đặc biệt bền bỉ trong chiến đấu tốc độ phát triển cơ và xương rất tốt

PHẦN III: CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN


Vì lúc này gà con tơ nên chế độ tập luyện không thể giống như gà già vì xương gà lúc này còn yếu nên chỉ phù hợp với một số bài tập sau đây

1 tập chạy lồng lồng chạy thì có rất nhiều loại có lông quay lông tròn vuông… Nhưng mình thấy chạy lông tròn theo kiểu chuyền thống là tốt nhất
Lúc đầu gà mới chạy thì chỉ nên mỗi ngày cho chạy khoảng 20 phút rồi cất gà đi sau đó tăng dần thơi gian lên ở mỗi mức thời gian cần năm đến sáu ngày rồi ta tiếp tục tăng làm sao mà thấp nhất một ngày phải chạy được hai tiếng là tạm ổn

Vì sao phải tăng dần theo thời gian thì điều này không chỉ ở gà mà ngay cả con ngừoi là những vận đông viên chuyên nghiệp cũng tập luyện theo phương pháp này.

ngoài ra các bạn có thể vào youtube.com seach tập thể lực cho gà sẽ cho ra khá nhiều phương pháp hữu hiệu .

CÁCH VẦN VỖ GÀ

Trước khi nói về cách vần vỗ gà thì tôi có thấy một số vấn đề mà đa số người chơi gà thường hay mắc phải là :

  • Gà non tháng vần với gà cứng tháng hơn
  • Vần quá nhiều và dày trận
  • Vần khi gà chưa đạt độ thể lực sung mãn nhất

Cách đúc gà chọi và chăm sóc chiến kê con Trước tiên về vấn đề gà non tháng vần với gà cứng hơn thì các bạn đặc biệt nên tránh chỉ nên tìm cho mình những đối thủ bằng trang mà vần không nên thử thách con gà ngay vì lúc này con gà chưa phát huy hết khả năng của mình chưa kể khả năng bị gãy xương om xương là rất cao vấn đề thứ hai là vần gà quá nhiều và dày trận. Gà trong thời gian gà từ 8-10 tháng tuổi được htk cho nghỉ mỗi hồ vần là từ 5-7 ngày tùy theo thương tích nặng thì kể ca 7 ngày mà chưa thấy khỏe thì vẫn cứ nghỉ tiếp.

Htk không bao giờ vần quá hai hồ vì đã thử nghiệm và theo dõi nhiều lần và thấy rằng gà vần từ 3 hồ trở nên về nuôi khá mệt mà kết quả mang lại không như mong đợi. Minh chứng cho điều này thì htk có một con gà mơ tất cả số trận vần trước khi ra trường là 7 trận và không trận nào vần quá 2 hồ mặc dù gà vẫn còn sung sức vẫn có thể vần tiếp được, đến khi ra trường trận đầu tiên ăn trong 6 hồ và gà vẫn có thể đá thêm từ 5-10 hồ nữa , trận thứ hai con gà này hòa trong 22 hồ. Qua đó có thể thấy vấn đề mấu chốt không phải cứ vần sâu là tốt .

Có nhưng người nói gà là phải vần sâu hồ để cho nó tải đòn điều này không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai. Đúng ở chỗ con gà đúng là phải cho nó cọ sát để có kinh nghiệm nhưng chúng ta cần phải chia ra thanh nhiều trận vần chứ không thể đem số trận vần ấy gộp lại thành một trận được. Có thể hiểu đơn giản gà vần sâu hồ thể lực giảm khi bị đánh nhiều gà ít có sức chống đỡ sẽ dễ bị om đòn và nuôi gà đá lâu hồi mà khi hồi cũng khó có thể tìm lại được phong độ. Gà non chúng ta nên chia ra vần nhiều trận 2 hồ để giúp chú gà thân yêu đạt được phong độ đỉnh cao nhanh nhất và hiệu quả nhất

Bài viết liên quan