Phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc gà đá
Nuôi gà đá | by
✚ Đăng ký 6686 ✍ Đăng nhập 6686
Phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc gà đá. Nếu bạn đang có ý định chơi đá gà trực tiếp thì đây có thể là những kiến thức cơ bản cho bạn tìm hiểu và thực hiện những quy trình cơ bản trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà đá.
Ai cũng biết, con gà nòi cũng như gà thịt, chỉ cần lúa và uống nước mà sống. Tuy vậy, nuôi gà đá có khác gà thịt ở chỗ là con gà đá phải luôn luôn được sung sức. Vì vậy mà cách nuôi có khó hơn. Nói một cách khác, nuôi gà nòi phải có phương pháp chăn nuôi riêng.
Chuồng trại nuôi gà đá
Cách chăm sóc nuôi dưỡng gà chọi Nuôi gà đá phải nhốt kỹ vì sợ chúng đá lộn nhau bị thương tích. Nhốt gà đá có hai cách: Một là nhốt trong chuồng, hai là nhốt trong bội.
Chuồng gà đá
Chuồng gà đá cần phải rộng rãi, cao ráo để gà đi qua đi lại và quạt cánh thong thả, như vậy gà mới không bị tù túng. Diện tích chuồng phải từ hai đến bốn mét vuông và có chiều cao khoảng một thước trở lên. Nền chuồng phải bằng phẳng, làm bằng đất nện cứng để dễ quét dọn, và để gà khỏi bị hư móng, hư chân. Nếu cần phải cao ráo, hơi nghiêng để tránh nước đọng. Trong chuồng, cách mặt đất khoảng ba tấc, ta dùng một khúc cây hay tầm vông để gác ngang để làm cây đậu cho gà. Còn chung quanh vách chuồng phải kín đáo, trước là tránh gió mưa, sau là tránh gà trong gà ngoài “xói” nhau hư đầu, hư mỏ, hư chân cẳng. Nhà rộng, đất rộng ta nên làm chuồng cho gà ở.
Bội nhốt gà đá
Bội được đan bằng tre hay nứa, hình dáng như cái nom bắt cá, lớn nhỏ đủ cỡ. Nhưng với việc nuôi gà đá lớn thì phải nhốt trong bội đặc biệt. Đặc biệt ở đây là đủ lớn cho gà nhốt bên trong xoay trở dễ dàng. Điều cần thiết là bội có đường kính mặt đáy từ một thước trở lên. Con gà nhốt bội tất nhiên phải tù túng, vì vậy ít ra một ngày một lần phải thả gà ra chốc lát để gà khỏi cuồng cẳng. Nhà hẹp, đất đai không có, người ta mới phải nuôi gà đá trong bội.
Trại nuôi gà đá
Nếu nuôi một vài con thì có thể dùng bội mà nhốt, còn nếu nuôi năm bẩy con thì phải có trại. Trại gà là một cái nhà lớn như nhà mình ở, cũng có cửa bên ngoài, cũng có vách kín đáo chung quanh. Bên trong, người ta thiết kế một dãy chuồng, hoặc hai dăy chuồng quay mặt vào nhau, giữa có lối đi rộng từ một thước đến hai thước càng tốt. Trại cần phải lợp bằng ngói hay bằng lá cho mát mẻ.
Chuồng gà trong trại được làm sát nhau với kích thước lý tưởng là một thước bề rộng và hai thước bề sâu.
Chuồng này cách chuồng kia bằng một tấm vách kín đáo để gà ở hai bên chuồng không thấy mặt nhau. Vì hễ chúng thấy nhau là tìm cách xoi lỗ mà đá, khiến có ngày bể mỏ, hư chân, hại sức. Làm chuồng liền nhau như vậy, vừa đỡ tốn kém vừa cho ăn dễ dàng và con gà luôn sung.
Con gà nhốt trong hai chuồng đối diện với một khoảng cách vài thước, chúng có thể thấy mặt nhau mà không hề hấn gì vì khi đứng gần nhau, chúng mới hung hăng gây sự.
Thức ăn nuôi gà đá
Chế độ ăn chuẩn mực cho gà chọi, gà đòn Thực phẩm chính của gà nòi là lúa. Thế nhưng thỉnh thoảng ta cũng nên cho ăn thêm bắp, cơm đậu phộng. Thỉnh thoảng ta nên cho gà ăn một vài con thằn lằn hoặc nhái con. Nuôi gà nhốt chuồng phải cho ăn rau cỏ cho đủ chất cần thiết để sinh trưởng.
Về lúa thì gút cho kỹ, bỏ hột lép, cho ăn hột chắc, có người thương gà, cho ăn lúa tiêu là loại nhỏ và tròn hột. Có người kỹ hơn, nấu với nghệ giã nhỏ, đem phơi khô cất cho ăn dần.
Với gà đang suy hay sắp ra trường mỗi ngày người ta cho ăn ba bữa, đúng giờ khắc. Hễ ăn xong là lấy máng ra ngay, như vậy gà sẽ ăn được nhiều hơn. Còn nếu ta không có thì giờ, thì phải đảm bảo trong chuồng hoặc bội nào máng lúa cũng đủ cho gà ăn.
Gà uống nước lạnh (lã) miễn là nước trong sạch là tốt. Thỉnh thoảng máng uống nước phải được cọ rửa sạch cho hợp vệ sinh. Nói về nước uống ta không thể quên cho gà uống về đêm.
Tại sao lại cho gà đá uống nước về đêm?
Uống nước đêm có hai điều lợi: gà có sức khỏe dẻo dai và mau nở cần. Gà mà cần cổ thì mổ mạnh, chịu đòn giỏi. Có nhiều hình thức uống nước đêm:
Lấy 1 ống trúc nhỏ, đựng đầy nước, xong ôm gà thật chặt, bắt nó há mỏ, đút ống vào miệng. Nếu uống 1 ống thấy bầu diều to thì thôi, không thì cho thêm 1 ống nữa.
Nhiều người ngâm nước vào miệng rồi đút vô mỏ gà móm cho nó, mất vệ sinh nhưng nhanh gọn. Gà đá uống nước đêm rất sung sức. Những lần đầu thì gà còn cựa quậy, phản ứng mạnh, nhưng vào những lần sau thì chúng uống như một thói quen.
Tắm gà đá
Con gà không biết tắm như vịt, như chim, cách tắm của chúng là tắm cát, tức là vùi mình trong đất cát để rận mạt trong mình và lông bị tróc ra ngoài. Xong gà đứng lên rũ mạnh lông vài lần là xong. Vì vậy trên nền chuồng ta rãi một lớp cát mỏng cho gà vùi tùy thích. Ngoài ra trong mùa nóng nực, mỗi ngày nên bắt gà ra, phun vào mình vào nách chúng vài búng nước để cho chúng được mát mẻ. Có người kỹ thì thay nước bằng rượu đế. Sau khi gà đứng rỉa lông, rỉa cánh để làm rụng bớt trứng mạt.
Cho gà đá quần sương
Ai cũng biết buổi sớm tinh mơ mà được luyện tập ở ngoài trời với không khí trong lành mát mẻ là điều kiện sống tốt. Với gà cũng vậy, buổi sáng ta thả gà ra sân cho chúng tự do bay nhảy đi lại giãn gân cốt, dẻo dai. Độ nửa giờ ta cho gà vào chuồng. Lưu ý tránh gà gặp gà mái hay đụng độ gà khác. Nếu gió to lạnh thì không cho chúng ra kẻo bị cảm gió.
Dầm cẳng cho gà đá
Với con gà sắp đá trận, cũng như võ sĩ sắp đến ngày lên đài người nuôi gà phải nghĩ đến việc dầm cẳng cho gà. Dầm cẳng có nghĩa là ngâm cẳng gà trong một dung dịch nước thuốc để chân gà được cứng cáp cũng như một võ sĩ nhà nghề hay ngựa đu có thuốc riêng để xoa bóp nắn thịt và gân cốt vậy.
Việc dầm cẳng cho gà nên làm từ đầu hôm, hoặc trước khi mình đi ngủ. Thuốc dầm cẳng gà mỗi người pha chế một cách. Con nhà võ chế theo cách nhà võ, các thầy lang có toa thuốc riêng. Thông thường người lấy rượu hay nước tiểu trẻ con với củ nghệ già đâm nhỏ, pha chút muốn và phèn chua. Người ta ngâm sẵn trong một cái khạp nhỏ, mỗi lần dùng thì múc ra một ít, đổ vào một cái vịm hay siêu sao cho gà đứng ngập nước thuốc đên gối là được. Cứ bắt gà đứng yên như vậy độ mười lăm phút mỗi ngày. Dĩ nhiên mấy ngày đầu gà sẽ vung vẫy nhưng dần dà gà sẽ quen mà đứng yên tuy nhiên vẫn có người ôm giữ cẩn thận.
Với gà chưa đến kỳ đá thì năm ba ngày dầm cẳng cũng được.
Vô nghệ cho gà đá
Bình thường trong cách nuôi gà đá không ai vô nghệ cho gà mặc dù vẫn biết rằng vô nghệ con đỏ thịt thấm da sẽ đẹp hơn. Chỉ sau khi xổ người ta mới vô nghệ cho gà. Sau khi xổ thế nào người ta cũng vỗ hen, cũng tắm rửa những vết thương cho gà khỏi bị ké, chờ cho gà khô lông là người ta vô nghệ. Vô nghệ có nghĩa là xoa bóp da thịt mình mẩy con gà nòi bằng nước nghệ pha với rượu hay nước tiểu con nít (con trai) pha với chút muối. Nghệ phải thật già đâm nhuyễn hoặc mài sền sệt để thoa khắp mình gà. Con gà được vô nghệ nhiều lần thì thịt săn chắc lại trông gọn ghẽ ra. Vô nghệ đúng một ngày thì phải xả nghệ ra. Xả nghệ bằng cách tắm kỹ cho gà bằng xác trà Huế hay xác trà tươi. Người ta dùng xác tà chà sát cho lớp nghệ hôm trước tróc ra khỏi mình gà. Tắm xong chờ gà khô lông, lại vô nghệ lần nữa nếu thấy cần thiết.
Thường thì người ta vô nghệ gà vài chừng ba lần rồi phải nghỉ một thời gian. Nêu vô nghệ nhiều lần liên tiếp gà sẽ rôm đi, trong dáng điệu cứng ngắc, ốm tong và yếu ớt thấy rõ.