Phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc gà nòi

Nuôi gà đá | by đá gà trực tiếp

✚ Đăng ký 6686 ✍ Đăng nhập 6686

Phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc gà nòi. Đối với gà đá thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng cực kỳ quan trọng, để có một chiến binh chuẩn đầy đủ thể lực trong chiến đấu thì bạn phải biết cách chăm sóc cho hợp lý nhất. Xin chia sẻ cùng bạn đọc các chăm sóc và nuôi dưỡng gà đá, gà nòi

Khi nói đến việc nuôi dưỡng gà nòi thì nhiều người chỉ liên tưởng đến một việc là nên cho gà ăn uống với thức ăn ra sao, mà quên nghĩ đến những chuyện quan trọng khác …

Theo chúng tôi, việc quan trọng nhất là cố chọn cho mình giống gà thật tốt để nuôi. Kế đó là việc chăm sóc cho gà đúng phương pháp, còn việc ăn uống của gà ra sao là việc thứ yếu phải lo.

Chọn giống gà nòi tốt

Như phần trên đã trình bày, ta phải cố chọn cho mình giống gà thật tốt, thật nổi tiếng, thật rặc dòng mà nuôi thì mới không phí cổng chăm sóc, lại tăng thêm phần ham thích cho thú chơi của mình. Mái gà thì phải là mái gốc, mái thuộc dòng nổi tiếng. Trống thì phải chọn con có những chiến tích lẫy lừng, ít ra cũng là gà từng ăn độ. Trống và mái tốt như vậy thì mỗi lứa con của nó hy vọng sẽ lựa ra được nhiều con gà tốt mà nuôi.

Chọn gà nòi cha mẹ tốt

Kinh nghiệm nuôi dưỡng chăm sóc gà đá cựa sắt Gà mái nòi khoảng tám chín tháng tuổi mới bắt đầu đẻ lứa so. Gà trống phải từ 18 tháng tuổi trở lên mới cho phủ mái. Trống tơ quá hay già quá đẻ con ra không tốt.

Lứa trứng so không nên cho ấp. Cũng có thể gà mẹ tập ấp trứng và nuôi con. Nhưng, lứa con so này ta không nên nuôi, vì lông gà thường giòn, dễ gãy. Mặt khác, lứa con so này gà mẹ thường nuôi con không khéo, nên bầy con không được mập mạnh.

Từ lứa con thứ hai trở đi, ta mới lựa con ra nuôi. Cũng xin được lưu ý quý vị là không phải hễ cha mẹ tốt là lứa con nào của chúng cũng tốt hết cả đâu ! Thế nào cũng có con tốt con xấu. Chính vì vậy ta phải chọn lựa để có những trống tốt mái tốt mà nuôi. Những gà không đạt chuẩn thì loại bỏ.

Nhiều người tin rằng nếu lót da cọp, da chồn dưới ổ trứng cho gà ấp, bầy con nở ra sẽ đá hay hơn. Điều này chúng tôi không tin. Ta cứ lót rơm vào ổ cho gà ấp bình thường.

Phải qua nhiều lần chọn lựa: Để thực sự có con gà thật tốt để nuôi, ta cần phải khắt khe với mình trong việc chọn lựa. Lựa gà phải chia ra nhiều đợt, ít ra cũng ba đợt, như vậy mới tránh được sự thiếu sót :

Lựa đợt đầu : Lúc gà được vài tháng tuổi, ta bắt đâu lựa lần thứ nhất. Đó là lần lựa vảy gà. Với tuổi này vảy gà đã lộ ra rõ nét. Những con nào có vảy quý thì ta cứ tiếp tục nuôi và theo dõi sự trưởng thành của chúng.

Lựa đợt hai : Chờ đến ngày gà đã tập gáy khá rõ vọng, tức là được bảy tám tháng tuổi, ta bắt đầu lựa đợt hai. Những con gà vảy tốt đã “trúng tuyển” trong đợt đầu bây giờ phải qua kỳ tuyển lựa phần vóc dáng và sức khỏe.

Ở vào tuổi này, gà trống cũng như gà mái đều bắt đầu trổ mã, chẳng khác nào trai gái ở vào tuổi mười chín, đôi mươi. Vóc dáng gà tuy chưa thật sự nảy nở no đầy, nhưng vẫn cho ta dễ dàng đoán biết được chú chàng nào có cơ thể khỏe mạnh để chọn nuôi, chú chàng nào ốm yếu (đẹt) tật bệnh thì loại bỏ.

Những con gà này cho xổ thử để xem … giò cẳng đấu đá ra sao rồi lắc tích. Con gà đòn thế hay dở ra sao, chưa thể đánh giá được trong những lần xổ đầu tiên này. Ta không nên đi đến quyết định nóng vội. Kinh nghiệm lâu năm trong nghề cho thấy, có những con gà xổ lần đầu đá không ra gì, nhưng đến lần xổ sau chúng mới lộ dần những đòn thế tuyệt luân ra …

Lựa đợt ba : Chờ đến ngày gà đã thật sự lành tích, tức là khoảng 2 tháng sau ngày lắc tích, vết thương đã đỏ da thắm thịt thì mới cho xổ để lựa ra những con tài nghề xuất sắc mới nuôi luôn. Gà nào dù vảy tốt, vóc dáng cao to, mạnh khỏe nhưng đòn thế quá tầm thường thì dù tiếc cũng nên loại bỏ, nuôi thêm tốn lúa

Xin được lưu ý là khi vết cắt ở tích chưa đỏ, nghĩa là còn sẹo trắng, dù chỉ mỏng manh như sợi chỉ vẫn được coi là chưa lành; nếu cho gà xổ sớm nó sẽ bị rách trở lại.

3. Chăm sóc gà nòi

Cách chọn gà chọi đẹp và đá hay rất quan trọng. Con gà giống tốt là một chuyện, nhưng nếu khâu chăm sóc yếu kém, con gà đó chưa chắc đã đủ lực để đá hay. Ngày xưa, những chủ gà nuôi hàng trăm con trống trong nhà thường phải mướn hai ba người trông nom chăm sóc. Tất nhiên những người này có nhiều kinh nghiệm về gà, mỗi người được giao phụ trách một số công việc và họ được hưởng lương cao.

Chuồng và bội : Lắc tích xong, đương nhiên gà bị nhốt lại, và từ đó cho đi vào nề nếp khuôn khổ luôn. Suốt hai tháng chờ lành tích, gà gần như bị nhốt luôn từ ngày này sang ngày khác, thỉnh thoảng mới được thả ra ngoài trong một hai giờ và được theo dõi kỹ vì sợ chúng đá lộn nhau với gà khác.

Gà được nhốt trong chuồng hay bội và cách ly mỗi con một nơi. Chuồng hay bội nhốt gà, dù chỉ một con, cũng phải rộng rãi, đủ chỗ cho gà đi lại mới tốt. Nhốt trong chuồng chật lâu ngày gà sẽ bị tù túng, cúm giò, ảnh hưởng xấu đến việc đấu đá sau này.

Chuồng: Chuồng gà nòi phải làm nơi khô ráo, sạch sẽ và mát mẻ. Tránh làm chuồng nơi ao tù nước đọng và nơi rác rên xú uế. Chuồng phải rộng rãi và cao ráo : nền chuồng hình vuông hay chữ nhật cũng được, miễn là phải có diện tích từ hai đến bốn thước vuông để gà đủ chỗ đi lại, quạt cánh thoải mái. Nóc chuồng cũng phải cao một thước là vừa. Vách chuồng nên xay kín đáo để tránh gió máy, và cũng để che chắn tránh gà ngoài có chỗ “xói” vào. Trong chuồng phải gác một cây ngang làm cần đậu để gà lên đó ngủ hoặc nghỉ ngơi, cầu đậu này chỉ cần cao hơn nền chuồng độ ba tấc là vừa.

Bội gà : Bội gà xưa nay được đan bằng tre hoặc nứa. Bội cũng phải đặt làm có kích thước rộng rãi : đường kính tối thiểu 8 tấc cho gà chạng ba, một thước cho gà chạng nhì … và chiều cao của bội cũng một thước mới vừa. Gà nhốt bội có điều lợi là có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác được. Nhưng cũng có sự bất lợi là phải coi chừng gà bên ngoài đến “xói” làm hư đầu, hư mỏ, có khi đui mắt một cách oan uổng.

Trong bội cũng nên gác cần đậu cho gà.

Chúng tôi đã từng thấy nhiều nhà nuôi năm sáu chục con nòi, có khi cả trăm mà không làm một cái chuồng nào. Họ làm một nhà trại lớn, trong đó cứ “phát” cho mỗi gà một bội trông cũng tiện ! Việc sắp xếp các bội sao cho ngay hàng thẳng lối, giữa hai bội có khoảng cách hợp lý, có lối đi riêng để tiện việc lui tới cho gà ăn hoặc quét dọn…

Bội nhốt gà, dù làm bằng tre nứa, bảo quản tốt dùng ba bốn năm vẫn chưa hư.

Quần sương : Tờ mờ sáng lúc sương mai còn mờ mịt, khí trời mát mẻ, ta thả gà ra sân cho nó đi lại, bay nhảy trửng giỡn độ nửa giờ thì gà rất sung sức. Nếu nhà nuôi nhiều gà thì mỗi người có thể trông nom hai gà một lần : con thả đầu sân bên này, con thả đầu sân bên kia. Hễ thấy chúng xáp lại gần nhau thì bắt can ra. Hết giờ quần sương của cặp này thì bắt nhốt để thả tiếp cặp khác. Nếu nhà nuôi quá nhiều gà thì cho quần sương cách nhật hoặc tuần vài lần cũng được. Có thể đem bội ra sân, ra vườn nhốt gà trong đó cho chúng hứng sương mai. Và trường hợp này ta có thể cho gà vào lúc 8 giờ sáng cũng được vì còn cho gà tắm nắng sáng để có thêm sinh tố D.

Xin lưu ý chỉ những gà khỏe mạnh mới cho quần sương sớm.

Tắm gà : Gà có hai cách tắm : tắm khô và tắm nước. Tắm khô còn gọi là tám cát, đó là cách gà vùi mình vào đất cát, vào tro làm tung tóe bụi cát lên trong mươi lăm phút, sau đó đứng lên rũ sạch hết cát bụi dính vào mình. Cách tắm cát này giúp gà trút bỏ được các loại ký sinh trùng rận mạt. Cách tắm thứ hai là cách tắm nước, không do gà tắm mà do ta tắm cho nó. Trong mùa nóng nực và sau thời gian vô nghệ xong, ta tắm nước cho gà. Tắm nước ở đây không có nghĩa là dội nước lên mình gà, mà là ngậm từng búng nước phun vào đầu cổ, vào nách, vào mình, vào đôi chân gà cho chúng được mát mẻ. Tốt hơn là thay nước lã bằng rượu đế. Sau khi tắm xong, nên thả gà ra sân để chúng được tự do đi lại thoải mái, hoặc đứng rỉa lông rỉa cánh hong gió cho khô mình …

Tắm nước nên tắm hàng ngày, và tắm trong lúc trời nắng ráo mới tốt.

Vô nghệ : Vô nghệ là dùng nước nghệ tẩm lên mình gà nòi. Nước nghệ ở đây là dùng củ nghệ già đâm nhuyễn ngâm chung với nước tiểu, với rượu trắng, thêm chút phèn chua và muối hột sao cho dung dịch này sền sệt là được. Nước nghệ phải ngâm trước trong hũ, trong siêu, trong khạp (nếu cần cho nhiều gà) khoảng một tuần mới múc ra dùng dần. Tất nhiên, càng để lâu càng sinh ra mùi khó ngửi, nhưng điều này vô hại.

Xin được lưu ý, chỉ nên vô nghệ những gà nào sau khi xổ hoặc đá xong. Gà sau khi xổ hoặc đá phải được người làm nước đem vỗ hen, tắm rửa may vá vết thương và sau đó chờ gà khô ráo, tỉnh táo mới bắt đầu vô nghệ.

Vô nghệ là dùng nước nghệ tẩm lên những phần da thịt trên mình gà như : đầu, cổ, hai cánh, đùi, mình và cả đôi chân. Hễ tẩm nghệ đến đâu thì xoa bóp nhè nhẹ đến đó …

Sau khi vô nghệ gà được thả ra ngoài trong chốc lát, nuôi gà đá hoặc nhốt vào bội, vào chuồng cũng được. Và khoảng một ngày là phải xả nghệ, tức là tắm gà cho sạch nghệ. Có thể tắm bằng nước lạnh, và lấy xác trà cọ xát cho sạch xác nghệ trên mình gà. Người sành điệu thì nấu nước trà sau đó để nguội rồi tắm cho gà. Xác trà cọ xác vào da thịt tạo cho gà một sự êm ái dễ chịu … Vì vậy nó cứ đứng yên cho mình tắm.

Xả nghệ xong thì dùng khăn sạch lau mình gà cho khô để gà khỏi bị cảm lạnh. Sau đó thả gà ra nắng trong chốc lát … Gà được vô nghệ thì da thịt săn chắc, đỏ au vừa mạnh vừa đẹp. Nhưng không nên lạm dụng mà vô nghệ liên tiếp nhiều ngày nhiều tuần, vì gà bị “rôm”, ốm yếu, kiệt sức, bước đi cóng róng ,.. không còn dũng mãnh như trước đây nữa.

Bài viết liên quan