Kinh nghiệm nuôi dưỡng chăm sóc gà đá cựa sắt
Nuôi gà đá | by
✚ Đăng ký 6686 ✍ Đăng nhập 6686
Kinh nghiệm nuôi dưỡng chăm sóc gà đá cựa sắt. Hiện nay thì đá gà cựa sắt gần như được quan tâm nhiều nhất, với nhiều đấu trường trên khu vực châu á thì hầu như sử dụng chiến đấu bằng hình thức này và đá gà cựa sắt là một xu hướng hiện tại. Dưới đây là một số kinh nghiệm chia sẻ về cách chăm sóc gà chuyên đá cựa sắt mời bạn tham khảo
Sau khi đã chọn được con gà ưng ý, đạt các tiêu chuẩn yêu cầu, điều tiếp theo sẽ là chăm sóc và huấn luyện nó trở thành 1 chiến kê thực thụ. Ở Phần này, tôi sẽ đi thật sâu sát, mỗi mục nhỏ sẽ phân tích kỹ, chỉ dẫn rõ ràng cho các bạn dễ áp dụng vào thực tế. Chính vì nội dung phải thật đầy đủ và chính xác nên có thể việc Update các mục mới sẽ lâu hơn trc đây, mong các bạn thông cảm. Phần này cũng quan trọng ko kém Phần chọn Gà Đá, cũng chiếm tỉ lệ 10% chiến thắng khi thi đấu.
I. Nuôi Gà khỏe:
Dường như 1 con gà sau khi mua về, 20% là chiến đấu liền hoặc 1-2 ngày sau đó, 70% là khoảng 7-10 ngày, còn lại là các lý do khác như: Gà bị chói nước, bị bệnh, Gà tới nhưng người chưa tới mới ko đá… Nhưng bảo đảm rằng 100% Gà đều bị vô “Chế Độ Đá” liền. Có người vừa đem về đến nhà là cho xổ liền với Gà nhà, ko thì xuống lông vô nghệ, chạy bội, vô mồi nhằm mục đích cho con Gà mau đầy pin, mau tới Gà. Nhưng tất cả đều là những điều làm cho con Gà của bạn kiệt sức (đối với Gà già), lõn lẽn (đối với gà tơ) hoặc hư Gà (đối với Gà độ). Sau đây, Ba Gà tôi sẽ hướng dẫn thứ tự các bước Nuôi Gà Khỏe trước khi vô Chế Độ Đá.
1: Xác định Chạng Gà
Đa số chỉ vô tay thấy như cục sắt, cục thép là hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là Chạng Gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép Chạng Gà mà ko biết. Các đấu thủ Quyền Anh hay các VĐV Thể Hình vẫn thường xuyên ép cân nặng của mình nhằm đạt đc mục đích thi đấu thì Gà cũng có thể làm đc. tôi chỉ phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề xác định chính xác Chạng Gà chứ ko nói đến việc ép Chạng Gà là tốt hay xấu nhé, vì tùy mục đích thi đấu mà các bạn có thể tùy ý thực hiện.
a)Khi biết Chạng Gà Bố Mẹ:
“Chó giống cha, Gà giống mẹ”
X: Chạng Gà Bố Y: Chạng Gà Mẹ Z: Chạng Gà Con trung bình Z1: Chạng Gà Con (Trống) Z2: Chạng Gà Con (Mái)
Công thức tính Chạng Gà con : (Thanks A Q.Thanh ở Đồng Tháp đã chia sẻ công thức này) Z = Y + Y(X-Y)/3000 Z1 = Z + (X-Z)/2 Z2 = Z – (Z-Y)/2
VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g. Ngoài ra, còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà Gà ko thể đạt được Chạng tiêu chuẩn của nó.
b)Khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ:
Để xác định Chạng Gà khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ, bạn phải xác định được tuổi Gà. Trung bình, Gà phát triển đầy đủ thể chất hết vào khoảng tháng thứ 12-14. Ở độ tuổi này, Gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định Chạng Gà. Vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:
TH1: Nếu Gà ốm, bạn phải tích cực vỗ béo Gà, nếu thực hiện đúng chế độ, Gà sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 3-5 ngày Gà dừng tăng cân thì lúc này, Gà đã đạt trọng lượng tối đa. Thời điểm này, Gà đã tròn 12 tháng. Tiếp theo, cho Gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng Gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày Gà dừng giảm cân thì lúc này, Gà của bạn sẽ hết mỡ và có cân nặng = Chạng của nó.
TH2: Nếu Gà mập, bạn thực hiện chế độ giảm mỡ như trong TH1. Lưu ý, trong khoảng thời gian xác định Chạng Gà, tuyệt đối nghiêm cấm xổ Gà.
***Cách xác định tuổi Gà khi ko nuôi từ trứng***
Vào khoảng tháng thứ 6-7 thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào thì Nhóm lông ngoài cùng là Nhóm lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là Nhóm lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai Nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai Nhóm lông trên được gọi là lông trục.
Mùa thay lông thứ 1 của gà khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục.
Cứ 12 tháng sau là đến kỳ thay lông tiếp theo của Gà, sẽ có thêm 1 lông tuổi khác mọc lên nữa.
_ Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi
_ Gàcó 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi_ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi
_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới đã khô máu): từ 20-28 tháng tuổi
Tuổi rất quan trọng với Gà đá, Gà trưởng thành từ khoảng 12-14 tháng tuổi. Gà đạt tuổi này thì khi thi đấu mới lỳ và khôn. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Nếu bạn bỏ qua phần xác định tuổi Gà vì thấy Gà sung và đá hay thì % thua sảng sẽ rất cao, vì bạn cứ nghĩ xem, đưa 1 cậu bé to xác đánh với 1 người lớn thì kết quả sẽ như thế nào?
***Cách vỗ béo Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)
Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau: _ Lúa: 2 cử/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa. _ Rau: 1 cử/ngày, vừa đủ. _ Mồi: cách 1 ngày 1 cử, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò… _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên _ Phariton : cách 5 ngày 1 viên
***Cách giảm mỡ Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)
_ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút _ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút _ Lúa: 2 cử/ngày, mỗi cử 70 hạt _ Rau: xà lách, giá, mau muống… ăn đến khi ko ăn nữa _ Mồi: 1 cử/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò… _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên.
2: Phòng chữa bệnh
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
Gà cảnh cũng như người, khi có bệnh sẽ rất uể oải, ủ rủ, yếu ớt. Đập cánh và gáy còn ko nổi thì nói gì đến chuyện đấm đá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Gà mắc bệnh, nhưng phần lớn là do con người ta gây nên cho nó. Môi trường và dinh dưỡng là 2 yếu tố rất wan trọng nhằm phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau đây tôi sẽ phân tích một số điểm cần lưu ý về Chuồng trại, Thức ăn và cách chăm sóc hiệu quả nhất trong vấn đề Phòng chống bệnh cho Gà.
a) Chuồng trại:
Hiện nay, có rất nhiều cách xây dựng chuồng khác nhau, các kiểu chuồng thì rất đa dạng và sáng tạo, từ đơn giản như chuồng tre nứa, chuồng vải bạt cho đến phức tạp, tốn kém như chuồng Tre lưới cá, chuồng Bê tông lưới B40, chuồng Cọp… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là dạng chuồng dãy xây bằng gạch ống và xi măng, rất kiên cố, tiết kiệm diện tích, và chống trộm hiệu quả. Có người còn đầu tư riêng chuồng nhốt ban ngày và chuồng ngủ ban đêm cho Gà nhằm chống kê tặc. Sau đây là 1 số hình ảnh về các kiểu chuồng, các bạn có thể tham khảo:
Chuồng ngủ: sử dụng lưới nhuyễn chống muỗi, đc thiết kế nhỏ gọn vừa đủ cho gà nằm ngủ, tiết kiệm ko gian và có thể để trong nhà phòng chống kê tặc.
Một điều cần lưu ý là cho dù sử dụng bất cứ kiểu chuồng nào cũng đều phải đảm bảo đc:
_ Vệ sinh: phải thường xuyên dọn dẹp phân tiêu hoặc thay chất độn chuồng, đảm bảo ko có mùi hôi, kí sinh trùng, ruồi nhặng nơi chuồng gà.
_ Chuồng phải thiết kế sao cho khô thoáng ban ngày, kín gió ban đêm.
_ Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.
b) Dinh dưỡng:
*** Lúa ***
Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà.
*** Rau xanh ***
Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.
*** Mồi ***
Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho Gà đá. Hiện nay, các Sư Kê khuyên dùng Sâu Supper Worm trong bữa Mồi cho Chiến Kê nhưng các bạn có thể linh động với những loại Mồi có sẵn hoặc ít tốn kém. Sau đây là các loại Mồi thường dùng cho Gà đá và công dụng chính của chúng: _ Sâu Supper Worm (12k/100g): kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe) _ Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng) _ Thịt bò (22k/100g): Phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ) _ Tép (7k/100g): Hỗ trợ chắc xương _ Cá chép con (13k/100g): Dành cho Gà đang giảm cân _ Dế (17k/100g): dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.
*** Phụ Gia ***
Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn…
Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn.
Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.
c) Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng. _ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng… _ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…
d) Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị hiệu quả:
*** Các loại bệnh ngoài da ***
# Lác Mồng – Nấm Mốc – Nang Bọng #
_ Đây là bệnh phổ biến và rất dễ xuất hiện ở Gà.
_ Triệu chứng: Ở những vùng da như mồng, mặt, cổ, bọng xuất hiện các vảy màu trắng như vảy nến ở người, lan rất nhanh và làm rụng lông ở những vùng da đó.
_ Nguyên nhân: Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng, ít đc phơi nắng và cơ thể bị thiếu nước.
_ Cách chữa trị: Dùng nước trà loãng, pha ấm hơn ngày thường một chút, chà sát lên những vùng da có bệnh bằng khăn bông cho bong tróc hết các vảy trắng này ra (nếu có chảy máu thì đừng lo, ko sao đâu). Dùng khăn khô lau sạch nước rồi phơi nắng 30’ tầm từ 7:00 đến 16:00. Hết thời gian phơi nắng thì cho vào mát, hoặc dùng nhớt xe máy xài rồi hoặc dùng thuốc tây hiệu (MaiCa) bôi vào vùng da có bệnh (cách nào cũng đc). Thực hiện 3 lần trong 1 ngày kết hợp dùng xi-lanh bơm nước vào miệng bắt Gà uống, 10ml/lần, 6 lần/ngày (đối vs Gà chạng 1kg).
*** Các loại bệnh về đường tiêu hóa ***
# Ăn ko tiêu #
_ Triệu chứng: Bầu diều Gà đầy thức ăn, và có hiện tượng ngày càng tăng sau mỗi lần ăn thêm. Gà vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng bầu diều thì luôn căng cứng vì ko tiêu hóa đc. _ Nguyên nhân: do rối loạn tiêu hóa, ăn uống ko đúng giờ giấc, liều lượng. _ Cách chữa trị: Ngưng ko cho Gà ăn thêm thức ăn. Cho uống thuốc tây hiệu
# Biếng ăn #
_ Triệu chứng: Gà ăn rất ít, chừng 20-30 hạt lúa mỗi bữa, mồi thì ăn mạnh. _ Nguyên nhân: Do thường xuyên bổ sung bữa mồi cho Gà, gây nên tình trạng ngán lúa và thích ăn mồi. Lúa vẫn là thức ăn chính và ko thể thay thế đc. _ Cách chữa trị: Hạn chế bữa Mồi, tăng hoạt động luyện tập, tập thể dục cho Gà.
# Bệnh thương hàn #
_ Triệu chứng: Gà ủ rũ, đi tiêu ra phân có màu trắng, loãng, mùi hôi tanh. _ Nguyên nhân: Do lây lan trực tiếp từ những cá thể bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp wa thức ăn, nc uống có mầm bệnh. _ Cách chữa trị: Cho uống Oxytetracyclin: 100-160 mg/ngày, dùng trong 5 ngày. Kết hợp cho tất cả gà còn lại (nếu nuôi nhiều) uống Chloramphenical: 1 gr/3-5 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
# Bị giun, sán #
_ Triệu chứng: Ăn kém, cơ thể suy nhược, yếu ớt, lông xơ xác ko mượt mà, kéo dài có thể chết. _ Nguyên nhân: Do tiếp xúc với đất khi thả lang hoặc wa thức ăn có ấu trùng và trứng giun sán. _ Cách chữa trị: Uống Piperazin 250mg hoặc Levamisol 25mg định kì 3-6 tháng/lần kết hợp trộn Dibutyl Laurate vào thức ăn theo tỷ lệ 50mg cho 100g thức ăn, cho ăn liên tục 5-6 ngày.
*** Các loại bệnh về Phổi và đường hô hấp ***
# Khò khè – Xổ mũi #
_ Triệu chứng: Chảy nước mũi, bầu diều đầy hơi, khi thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, luôn vẫy mỏ (nhiều người nhầm tưởng là Gà lắc mặt)
_ Nguyên nhân: Do tiếp xúc trực tiếp với những con bị nhiễm bệnh hoặc đã khỏi nhưng vẫn mang mầm bệnh, do lây truyền gián tiếp wa tiếp xúc với dụng cụ vệ sinh, thức ăn, người và các loài chim hoang dã. Gà bị mắc mưa hoặc tắm ướt nhưng ko đc phơi nắng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này. _ Cách chữa trị: Có thể điều trị đơn giản và dễ dàng bằng các loại thuốc nhỏ: Lasota, EFL, hoặc thuốc uống như: Salbutamol, B-Comxple.
II. Các hoạt động thể dục vận động hằng ngày:
1: Chạy Bội
_ Thời điểm: Sáng sớm tầm 6:00 đến 7:00 _ Thời gian: 15-30’/lần/ngày. _ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu cự mạnh vs Gà cần tập luyện, 2 cái bội có kích thước khác nhau và cách nhau 1 cấp, bội nhỏ hơn có kích thước đủ rộng và thoải mái cho gà phu bên trong ko bị cuồng chân hoặc gãy đuôi. Bội lớn úp lên bội nhỏ và cho Gà cần luyện tập bên ngoài.
Tác dụng: Vì gà cự nhau nhưng ko đá đc thành ra sẽ tìm đường đến gà kia, và sẽ chạy vòng tròn quanh bội. Nếu tập luyện phương pháp này thường xuyên và đều đặn, gà sẽ có đôi chân nhanh nhẹn, cơ đùi săn chắc, gân khớp dẻo dai, hệ hô hấp phát triển khỏe mạnh, hơi dài hơn trong thi đấu. Ngoài ra, còn góp phần giữ nhiệt cho gà mỗi ngày, luôn hưng phấn và sung mãn.
2: Quần Mái
_ Thời điểm: xế trưa tầm 9:00 đến 11:00 và xế chiều tầm 14:00 đến 16:00
_ Thời gian: 10-15’/lần, ngày 2 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà mái tơ chưa chịu trống, thả trong 1 khuôn viên kín khoảng 3×3 mét, có phụ trợ dụng cụ bay nhảy càng tốt. Thả Gà cần tập luyện vào, chú ý quan sát, chỉ cho nó ve vãn chứ ko cho đạp mái nhé.
_ Tác dụng: Xả stress ấy mà.
3: Vần Hơi
_ Thời điểm: trưa tầm 11:00 đến 12:00
_ Thời gian: 5-7’/hiệp, lần 3 hiệp, cách ngày thực hiện 1 lần.
_ Cách thực hiện: Sử dụng 1 con gà phu làm đối tác cho Gà cần luyện tập, dùng dụng cụ chức năng để bịt mỏ, cựa, móng cả 2 con, dùng dây cột giầy cột 2 chân gà lại vs nhau tại gối, độ dài dây bằng đúng khoảng cách 2 chân gà lúc đứng thẳng. Cho xổ trên sân đất cát hoặc nền lót đệm em bé để tránh những tổn thương ko đáng có.
_ Tác dụng: Có tác dụng cực tốt trong việc tăng khả năng hô hấp cho gà. Bên cạnh đó, gà ko nhảy đc chân đá, ko cắn mổ đc, sẽ chuyển sang so đẩy, né tránh, tăng khả năng phán đoán và xử lý tình huống trong những trường hợp bất lợi.
Tìm kiếm phổ biến:
- gadacua
- gađacưasăt
- nuoi duong ga da tien lon