Những vị trí tử điểm của gà nòi

Cẩm nang đá gà | by đá gà trực tiếp

✚ Đăng ký 6686 ✍ Đăng nhập 6686

Những vị trí tử điểm của gà nòi. Có thể bạn đã và đang là một tín đồ của gà đá, nhưng những kiến thức về gà giống như vị trí tử điểm bạn chưa nắm được. Hôm nay đá gà trực tiếp xin chia sẻ bài viết về những vị trí tử điểm của gà chọi cho các bạn tìm hiểu thêm

cac-tu-diem-cua-ga-noi

Gà nòi rất mạnh, dù đó là gà cựa hay gà đòn. Có nhiều cặp gà đòn đá với nhau suốt buổi, thậm chí gần cả ngày với hàng trăm cú đá, cú nạp liên tiếp trao đổi nghe bình bịch, thế mà sau khi “làm nước” chúng vẫn tỉnh táo như thường. Có những cặp gà cựa đâm nhau đến lọt tròng, hay rách da thủng thịt máu chảy ròng ròng, thế mà sau khi được “làm nước” xong, chúng vẫn gan lì xông vào đá tiếp … Người đời chúng ta chắc chắn không khỏe đến như vậy.

Thế nhưng trên mình gà lại có những chỗ nhược, gọi là “tử điểm của gà nòi“, chỉ cần đá trúng hay đâm cựa vào đó một nhát, nếu nhẹ thì chạy te, còn bị nặng thì giãy đành đạch vài cái rồi …chết tại chỗ !

Những “tử điểm” này trên mình gà là do bẩm sinh mà có, ta không có cách gì để che đậy được. Tuy vậy, nếu biết cách vẫn có thể … hạn chế bớt tai nạn hiểm nghèo đó được phần nào.

Xem thêm: Khám phá những nét đặc sắc từ gà chân chì

Tại phần đầu, mặt

Phần đầu gà là nơi đối thủ nhắm vào để nã đòn nhưng nhờ vào sự lanh lẹ né đòn giỏi nên ít khi bị trúng đòn ở khu vực này. Thế nhưng, đây là nơi lại có nhiều chỗ nhược, chỗ yếu nhất, mà hễ bị mổ trúng, đá trúng hoặc đâm trúng thì gà có thể giãy chết trong chớp mắt:

  • Khớp giao long: Khớp này nằm ở chỏm đầu, sát mí mồng gà là nơi nguy hiểm nhất, nếu bị cựa đâm trúng gà sẽ chết tại trận, còn nếu bị mổ trúng hay nếu bị cựa gà đòn tán mạnh vào thì gà cũng la toáng lên rồi cắm đầu cắm cổ chạy dài. Cần chọn nuôi những con gà lanh mặt, biết né tránh đòn giỏi trúng đòn ở khu vực này, Thế nhưng, đây là nơi lại có nhiều chỗ nhược, chỗ yếu nhất, mà hễ bị mổ trúng, đá trúng hoặc đâm trúng thì gà có thể giãy chết trong chớp mắt
  • Yết hầu: Yết hầu nằm dưới cần gà, nơi đây nếu bị đá trúng gà sẽ choáng váng mặt mày, sẽ la toáng lên rồi bỏ chạy. Còn nếu cựa đâm trúng thì chẳng khác gì… gà bị chọc tiết, khó cứu sống.
  • Mắt: Nếu đang lâm trận mà mắt bị đui (thường chỉ bị một mắt) thì gà dù can đảm đá tiếp cũng khó lòng thắng trộn. Mắt bị đui là do bị mổ trúng, bị cựa đâm, hoặc do móng, phần nhiều do móng của ngón thới đâm phải.

Tại phần cổ (cần)

Đoạn cổ gà là nơi hứng đòn nhiều nhất. Sau một độ đá, nếu là gà đòn thì cần cổ thường bầm tím vì những thương tích do đá, cắn mổ mà thành. Còn nếu là gà cựa thì khó tránh được những vết đâm khiến rách da xuyên thịt.

Tử điểm ở phần cổ chỗ ráp nối giữa hai khớp xương cổ, gọi là “mắt cần”. Nơi đây nếu bị cựa đâm vào thì gà sẽ bị liệt cần cổ, lăn quay ra mà chết. Nếu bị cựa gà đòn tán vào thì dễ làm trật khớp, giãn khớp nặng thì gãy cần, nhẹ thì giãn xương, gà phải quay đầu bỏ chạy. Nếu cựa đâm trúng phần mềm của cổ, cổ thể cắt đứt cuống họng.

Nên chọn gà có “cổ liền” (các mắt khớp khít với nhau), nên cho gà uống nước đêm để nở cần và cũng nên vô nghệ cho da thịt ở cần được săn chắc, dày và cứng chẳng khác gì da trâu vậy.

Tại phần thân gà

Thân gà cũng có nhiều tử điểm quan trọng, nếu vị trúng đòn gà cũng có thể bị chết ngay tại bồ.

  • Bầu diều: Bầu diều gà nhổ ra phía trước chẳng khác gì phần bụng của con người. Bầu diều cũng là vị trí bị hứng đòn nhiều nhất, vì nó nằm ngay tầm đá của gà đối thủ. Gà đòn nhờ được vỗ nghệ thường xuyên nên lớp da che phủ ngoài diều rất dầy. Bầu diều khi bị cựa đâm (gà cựa) thế nào cũng lủng hay rách (khai vựa lúa) thức ăn sẽ bị trào ra. Nếu được bắt ra may vá lại thì gà có thể đủ sức đá tiếp; còn nếu chờ nhang hết mới bắt ra thì gà có thể chịu đau không thấu nên thua.

Xem thêm: Các thế đá của gà chọi căn bản

Tốt nhất, trước khi đá không nên cho gà an no, để bầu diều khỏi căng phồng dễ làm bia cho cựa đâm phải.

  • Hang cua: Hai chỗ hóp sâu vào ở cuối cần cổ ngang với vai gà rất mềm và rất nguy hiểm cho tính mạng gà khi bị cựa đâm vào. Hễ cựa đâm vào đây, dù chỉ cần đâm một bên, gà cũng chết ngay tại chỗ.
  • Nên chọn gà cổ hang cua nhỏ mà nuôi.
  • Trái chanh: Mỗi bên dưới vai có nổi lên cục thịt tròn to hơn lóng tay cái, nếu bị cựa đâm trúng gà như bị liệt bên thân, không thể tiếp tục đá nữa.
  • Cánh gà : Cánh gà dễ bị gãy do bị đá trúng, bị cựa đâm, do gà vô dĩa đá ngược lên khiến cánh bị gãy. Khi cánh bị gãy, gà đứng mất thăng bằng, lại vướng víu khi lui tới, do đó coi như chịu thua.
  • Mã kỵ: (vị trí của người kỵ mã ngồi trên lưng ngựa). Trên lưng gà cũng có một nơi (gần khoảng giữa) y như vậy, đây là tử điểm. Nếu bị cựa đâm vào gà sẽ bị thủng phổi mà chết.
  • Phao câu: Phao câu là phần mềm ở cậy đuôi gà. Phao câu trúng cựa đuôi gà sẽ cụp xuống, gà mất thế đứng thăng bằng, chỉ cần bị bồi thêm một đòn là té ngã.
  • Tất cả những chỗ nhược của gà vừa trình bày trên đây, cẩm nang đá gà nếu bị thương tích nặng thì không chết ngay tại trận thì gà đó có sống được cũng để cản mái mà thôi.

Bài viết liên quan