Cách bế gà nòi, gà đá
Cẩm nang đá gà | by
✚ Đăng ký 6686 ✍ Đăng nhập 6686
Cách bế gà nòi, gà đá. Đơn giản chỉ là việc bắt gà, tập cho gà dạn người và những kỹ thuật nhỏ như bế gà cũng là một nghệ thuật trong chơi gà đá. Nếu bạn thật sự chưa hiểu về vấn đề này thì hãy đọc bài chia sẻ của trang đá gà trực tiếp bên dưới xem nhé.
Nuôi gà nòi cũng như con vật cưng, ai cũng muốn bắt gà nòi thật dễ dàng vì vậy bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp tập cho gà dạn sau.
Gà nòi, dù là gà đòn hay gà cựa đều có nội lực rất mạnh, trừ những con đã thuần, đã dạn, còn những con nhát thật khó lòng mà bắt được nó. Người yếu sức không biết cách bắt, có thể bị té ngã hoặc bị thương do cựa đâm, do móng quàu xước đến rách da tét thịt … Đó là chuyện xưa nay thường xảy ra không chỉ ở nước mình, mà nhiều nước khác cũng vậy.
Nuôi gà nòi, ai cũng muốn có con gà thật dạn, thấy người lại gần, nhất là chủ nuôi, nó gần nhự đứng chôn chân tại chỗ thì mới thích. Còn gặp thứ gà hễ thấy chủ lại gần là cố tình tránh né ra xa, hoặc tệ hơn, co giò cắm cổ chạy te một bước như gà tàu, gà kiến thì không còn gì bực cho bằng !
Nuôi gà chọi và cách huấn luyện cho gà đòn nuôi được con gà nòi, hễ muốn bắt lúc nào thì bắt, dù thả ngoài sân nhưng bắt dễ dàng như cho tay vào bội vậy thì mới thú. Khi bắt mà gà cứ giãy đạp thì không gãy lông cũng xệ cánh, giập ngón, xái giò … thì còn mong đấu đá được nỗi gì! Đó là chưa nói mỗi lần bắt như vậy gà sẽ nhát thêm, tinh thần hoảng loạn thêm!
Vì vậy, ta phải tập gà cho dạn mới dễ bắt. Có nhiều lý do để ta bắt gà:
- Mỗi sáng, hết giờ quần sương thì phải bắt nhốt vào chuồng vào bội để cho ăn uống.
- Gà nòi đâu thể thả rong suốt ngày như gà tàu, gà ta được, vì sợ “xói” với gà lạ; sợ cản mái mất sức; sợ bị mất cắp (chuyện này cũng thường xảy ra) nên phải thả có giờ : lúc nào chủ rảnh rang, hoặc cắt đặt người coi chừng mới dám thả ..
Bắt để tắm, để vô nghệ, hoặc để dầm cẳng, để tập luyện
- Nuôi gà nòi cũng như anh võ sĩ, cũng phải có những điều phải kiêng khem, chứ đâu phải sống luông tuồng bừa bãi ra sao cũng được.
- Được thả rong cả ngày như vậy, gà sẽ sởn sơ mau lớn, vì kiếm thêm được những chất dinh dưỡng đạm động vật như côn trùng, con dế để ăn. Thả rong như vậy thì tối gà mới trở lại chuồng, cả ngày đâu cần bắt bớ.
- Nhưng khi gà đến tuổi trưởng thành, khi giọng gáy đã bắt đầu “tròn trịa” khi tính anh hùng đã bắt đầu trỗi dậy thì phải cho gà vào nề nếp : thả có giờ, nhốt có giờ … đây là bắt đầu giai đoạn tập cho gà dạn dĩ, bồng ẵm trên tay không những gà không tìm cách thoát thân mà còn chịu nằm yên không cục cựa.
Ôm gà trên tay : Nhiều người cho rằng trẻ con tập gà mau dạn hơn người lớn. Điều này đúng. Lý do đơn giản là bọn trẻ có nhiều thời gian rỗi rảnh, chúng lại yêu quí vật nuôi, nên cả ngày cứ quấn quít bên con gà nòi cưng của chúng, hầu như tất cả những thì giờ rỗi rảnh trẻ con thường lân la cạnh con gà của mình, khi thì cho ăn, khi thì bồng ẵm. Chính cái việc ẵm gà trên tay để vuốt ve nựng nịu thường xuyên đó đã làm cho con vật quen với hơi người. Từ đó chúng cũng “phát giác” ra ràng chủ nuôi của nó là kẻ vô hại nên gà không còn biết sợ hãi nữa.
Gà nòi là con vật cưng yêu, nhất là những con chiến khê tài giỏi lại càng được chủ nâng niu chìu chuộng. Thương như thương con cháu ruột thịt trong nhà. Do thương yêu nên mới thường xuyên gần gũi, bồng ẵm từ đó gà mới dạn dần.
Năng gần gũi: Những lần tắm táp cho gà, những lần cho gà uống nước đêm, dầm cẳng vào thuốc… là những lần ta phải tiếp xúc với gà như bồng trên tay, như vịn cho gà đứng yên đừng vùng vẫy … Những ngày đầu, gà có thể lo sợ mà vùng vẫy, nhưng ngày qua ngày, chúng lại quen dần và dạn dĩ ra.
Cho gà ăn : tập gà dạn người cũng như cách thuần hóa thú hoang, kể cả mãnh thú, cách cho ăn dễ gây được sự thân thiện. Trong thời gian tập dạn, nên cho gà ăn theo bữa, xong bữa thì cất đi. Như vậy tới bữa mình đem thức ăn lúa gạo lại gần thì gà tỏ ra mừng rỡ, tạo sự thân thiện … Cách khác là ngày nào cũng có sẵn một bịch cào cào, dế … thỉnh thoảng vài giờ ta đến gần bội với cử chỉ nhẹ nhàng từ tốn, đút tận mỏ nó đôi ba con. Đây là thức ăn khoái khẩu của gà, nên từ đó thấy mình lại gần là gà nhớn nhác muốn tung lồng chạy đến …
Những việc nên tránh khi tập cho gà nòi dạn
Tập cho gà dạn, nên tránh những việc sau đây
Không rượt đuổi: Nuôi gà nòi tránh để bị thương rật, nhất là phải bảo dưỡng đôi chân. Vì vậy, sự rượt đuổi cần phải tránh. Nếu con gà mới mua về bị xổng chuồng, xổng bội ta không nên vì tiếc của mà tổ chức đông người bố ráp rượt đuổi, có khi còn ném đá ném đất khiến gà còn hoảng hồn hoảng vía hơn. Gà đã bị thất kinh hồn vía như vậy, sau này hễ gặp bóng người đến gần là chỉ tìm cách lủi trốn mà thổi.
Trong trường hợp này, ta vẫn bố trí đông người nhưng đứng xa xa rồi khéo léo lùa gà vào nhà hay vào chuồng mà nhốt lại.
Không nắm đuôi gà: Nhiều người bắt gà nòi có thói quen nắm chặt bắp đuôi rị lại. Điều này khiến cho con gà đau đớn và sinh ra tính nhát người hơn. Phao câu là một trong những tử điểm của gà, bị cắn mổ đau hoặc trúng đòn tại đây gà cũng có thể thua hoảng …
Không nắm chân gà xách ngược lên: Với gà nòi kị nhất là cầm chân xách ngược lên khi di chuyển như cách xách con gà thịt. Việc làm này ngoài việc làm cho gà bị thương tật, còn sinh tính nhát hơn thôi.
Những việc nên làm
Cách nuôi và chọn gà tre đá hay, giống tốt như trên đã nói, nuôi gà nòi thì phải biết cưng yêu gà. Gà dạng dĩ lại càng dễ nuôi, dễ tập luyện, và như vậy mới có nhiều khả năng ăn độ được. Khi tiếp xúc với gà, mọi cử chỉ hành động của ta chỉ nhằm tạo nên sự thân thiện với con vật mới tốt.
Cách bắt gà : Dù gà đã dạn, mỗi khi bắt chúng cũng phải biểu tỏ một điệu bộ nào đó để gây sự thân thiện trước. Một là búng tay kêu tróc tróc năm ba tiếng, hai là đưa tay ra trước, trong khi miệng kêu túc túc như cách sắp cho ăn… Những điệu bộ này đã gây sự phân tán ý nghĩ trong đầu óc gà, nó chú ý vào ta và bớt đi phần sợ hãi do đó ta mới dễ bắt.
Cách bồng gà lên tay: Bồng gà trên tay phải hành động vừa dịu dàng vừa dứt khoát, lại nhanh chóng thì con gà mới không giãy đạp. Mà khi gà giây đạp mà mình kềm không được thì sự giãy đạp của nó lại càng hăng hơn, cuối cùng gà sinh nhát người hơn !
Muốn bồng gà một cách êm thấm, trước hết, ta dùng bàn tay mở ngửa luồn dưới bụng gà nâng nhẹ lên. Trong khi đó thì bàn tay kia lật úp đặt trên lưng nó ấn nhẹ xuống để “khống chế” gà không cho cựa quậy gì được. Khi nâng gà lên khỏi mặt đất thì phải áp sát thân gà vào mình để kềm chặt nó hơn. Như vậy là gà dù muốn giãy giụa cũng đành…chịu phép. Có lẽ điều quý vị cũng hiểu được là nên ôm gà từ phía đầu chư không phải phía đuôi, như vậy đầu gà sẽ chui vào nách mình, muốn thoát cũng không thoát được.
Khi đã quen với cách bổng ẵm này thì các lần sau việc bồng gà lên tay không còn khó khăn như trước nữa.
Cách di chuyển gà : Mỗi lần xổ hay đá gà thường phải đi xa năm bảy cây số, có khi từ tỉnh này qua tỉnh khác mất cả buổi trời. Di chuyển đường xa như vậy, ta không thể bồng gà mãi trên tay, mà là nên đặt gà nằm trong giỏ đệm vừa ấm vừa êm. Giỏ đệm phải đủ rộng để gà nằm thoải mái, phía trên phải chừa lỗ thông hơi khá rộng đồng thời nơi đây cũng là nơi gà ló đầu ra ngoài để ăn uống dọc đường cho khỏi đói khát. Trong giỏ đệm, nên lót mớ rơm khô sạch sẽ hoặc giẻ sạch để gà nằm được êm ái. Tất nhiên, khi đến nơi ta phải thả gà ngay vào bội để nó khỏi tù cẳng tù giò…
Tóm lại, cẩm nang đá gà nòi điều cần làm là phải tập gà thiệt dạn, như vậy vừa có lợi cho việc chăm sóc cũng như tập luyện, đồng thời nhờ đó mà việc nuôi gà tăng thêm phần hứng thú hơn.